Trần thả thạch cao là một loại trần điển hình trong các dạng trần thạch cao, tên gọi được lấy từ theo tác điển hình của loại trần này là thả tấm, tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600×600 mm hoặc 600×1200 mm, lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên khung xương rồi quen gọi là trần thả.
Trần thả thạch cao đơn giản, dễ thi công, thường được ứng dụng trong các công trình có diện tích rộng
Để lắp đặt được một hệ thống trần thả chất lượng, ta cần tuân thủ các điều sau đây:
1. DỤNG CỤ CẦN THIẾT
Máy khoan, bật mực, dao cắt, kìm cắt kim loại, bút chì, thước dây, máy laser
Tấm trần thả theo yêu cầu, thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường
Đinh thép, nở thép đường kính 6mm, bộ ty treo, pát thép treo 2 lỗ
2. CÁC BƯỚC THI CÔNG TRẦN THẢ THẠCH CAO
Bước 1: Xác định vị trí và lắp đặt thanh viền tường
Xác định cao độ treo trần và đánh dấu vị trí của thanh viền tường trên tường chu vi
Liên kết thanh viền tường vào các bị trí đã đánh dấu sẵn trên tường bằng liên kết thích hợp, khoảng cách liên kết tối đa 300mm.
Bước 2: Xác định vị trí và lắp bộ ty treo
Gắn pát thép lên kết cấu trần
Khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên: 600mm
Khoảng cách giữa 2 thanh T chính: 1200/1220mm
Khoảng cách giữa hai điểm treo dọc thanh T chính: 1000mm
Kiểm tra cao độ khoảng hở trần
Đo cắt thanh thép để tạo bộ ty treo phù hợp với khoảng hở trần
Thanh thép treo được uốn móc một đầu và nối với thanh móc treo qua tăng-đơ thép để tạo bộ ty treo
Bước 3: Lắp đặt thanh T chính vào bộ ty treo
Gắn bộ ty treo vào từng bị trí pát thép
Lắp đặt thanh T chính vào bộ ty treo
Bước 4: Lắp đặt các thanh phụ vào thanh T chính
Lắp thanh T 1200/1220 vào thanh T chính
Tạo ô lưới trần 600×600 / 610×610 bằng cách gắn các thanh T 600/610mm vào các thanh T 1200/ 1220mm
Kiểm tra và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh độ phẳng bề mặt khung xương trước khi thả tấm
Bước 5: Thả tấm vào các ô lưới trần
Nếu dùng tấm có hoa văn nên để ý để không bị lệch hoa văn và mang bao tay sạch để tráng làm bẩn tấm trần
3. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA TRẦN THẢ THẠCH CAO
- Ưu điểm
Trần thả thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.
Khi có sự biến đổi về nhiệt độ do thời tiết, trần nhà không bị biến dạng, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp, thuận tiện trong việc sửa chữa.
Chi phí trọn gói cho nguyên liệu rẻ
Trần thả thạch cao không hế đơn điệu chút nào nếu bạn biết cách phối hợp với màu sắc và phong cách thiết kế nội thất phù hợp
- Nhược điểm
– Trần thả thạch cao thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần thả ít ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.
Thi Công Trần Vách Thạch Cao Tại TP Hồ Chí Minh
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0358782797 – 0979374275
Email: trangtrinoithatgiahuy9@gmail.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thi Công Trần Thạch Cao
giá trần thạch cao – tại thủ đức
Thi công vách ngăn thạch cao tại Gia huy chuyên nghiệp – uy tín
Báo giá thi công trần thạch cao thả 600x600mm chất lượng
Lựa chọn trần thạch cao chuyên nghiệp -uy tín nhất
Thi công trần thạch cao chuyên nghiệp trọn gói giá rẻ
Vách ngăn thạch cao là gì? Báo giá vách ngăn thạch cao
Thi công vách ngăn thạch cao Bình Dương