Hướng dẫn thi công trần nổi trần thả

 làm trần thạch cao thả, đang được khá nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trần thạch cao thả được ưa chuộng trong thiết kế văn phòng, siêu thị, nhà thiết kế hiện đại…  Vậy bạn có biết đóng trần thạch cao thả sao cho đẹp, thoáng mát hơn không? Hãy cùng Trang trí nội thất Gia Huy đi tìm cách làm trần thạch cao thả đơn giản nhất để tạo nên không gian nhà với thiết kế lạ mắt, sinh động.

Trần thạch cao thả

1. Trần thạch cao thả là gì?

Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần nổi, trần thả là dạng trần thạch cao được thiết kế có khung xương hiện ra bên ngoài sau khi đã hoàn thiện. Người ta có thể thấy một phần của xương trần hay tấm trần, chúng có tác dụng trong việc che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước, ống dây ruột gà đi đường dây điện.
Nguyên vật liệu và chức năng của trần thạch cao thả:
 – Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
 – Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế
 – Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
 – Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.

2. Ưu điểm của trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả rất phổ biến trong các trần nhà ở chung cư, văn phòng, siêu thị, sân bay, nhà ga, trung tâm thương mại… bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như:
 – Trần thạch cao thả đóng rất nhanh và đơn giản, tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian thi công rất nhiều.
 – Kết cấu nhẹ, có thể tháo các tấm trần xuống để lau chùi cho sáng bóng khi bị bụi bặm, mạng nhện đóng.
 – Khi có sự biến đổi thời tiết, trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp.
 – Khi có trục trặc về kỹ thuật, trần thạch cao thả rất thuận tiện trong việc lắp đặt, sửa chữa các đường dây hoặc các thiết bị kỹ thuật khác.
 – Chất liệu trần thạch cao thả có khả năng cách âm, cách nhiệt cực kỳ tốt và hơn hết có thể chống lửa. Khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc hiệu quả cao, chính vì vậy mà trần thả thường được thiết kế ở chung cư, khu đông dân cư.

Hướng dẫn thi công trần nổi (trần thả)

 

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết. Bạn tiến hành lắp đặt trần nổi gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1:
 – Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng
 – Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2:
 – Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.
Bước 3:
 – Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4:
 – Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5:
 – Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6
– Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *