Thi công trần thạch cao thả nhà xưởng tại Tp HCM BÌNH DƯƠNG

Trần thạch cao thả cho nhà xưởng  Ngày nay, các xí nghiệp, nhà xưởng ngày càng phát triển và được mở rộng trên toàn quốc. Chính vì thế nhu cầu xây dựng của các chủ đầu tư, doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn.
Nội thất Gia Huy chúng tôi chuyên thi công trần vách thạch cao cho các công trình xí nghiệp và nhà xưởng tại Tp HCM. Bài viết dưới đây là công trình đội thợ thi công của công ty chúng tôi đã thi công trần thạch cao thả cho nhà xưởng .

1.Trần thạch cao thả cho nhà xưởng

– Trần thạch cao nổi hay trần thạch cao thả là một loại trần thạch cao sử dụng khung trần nổi.Tức là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.
– Trần thạch cao thả là sự kết hợp giữa các tấm thả thạch cao 600x600mm hoặc 600x1200mm loại thường và loại chống ẩm mốc , chống nước và hệ khung xương trần thả của Vĩnh Tường hoặc Hà Nội tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng. Sở dĩ người ta gọi nó là trần thạch cao thả bởi lẽ sau khi thi công xong phần khung xương cố định người thợ thạch cao sẽ đặt cho các tấm thả này nằm lên trên phần khung xương đã định sẵn.

2.Ưu điểm của việc thi công trần Trần thạch cao thả cho nhà xưởng 

 – Trần thạch cao thả rất dễ làm và rất phù hợp với các công trình dành cho nhà xưởng và xí nghiệp.
 – Bởi vì trần thạch cao thả thi công nhanh gọn,dễ tháo lắp và sửa chữa khi cần thiết. Hơn thế nữa là loại trần này có giá thành hợp lý,phù hợp với nhu cầu của người dùng.

3.Quy cách thi công trần thạch cao thả cho nhà xưởng 

– Bước 1: Xác định độ cao của trần lấy, dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột.
– Bước 2:
 – Khung (cố định thanh viền tường )
 – Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm.
– Bước 3 – 4:
– Phân chia trần Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :610mm x 610mm 600mm x 600mm 610mm x 1220mm 600mm x 1200mm.
– Bước 5:
– Móc Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
– Bước 6:
– Thanh dọc (thanh chính )Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
– Bước 7:
– Thanh ngang ( thanh phụ )Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thành chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mm và 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm ).
– Bước 8:
-Điều chỉnh Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
– Bước 9:
– Lắp đặt tấm lên khungCần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
– Bước 10:
– Kẹp tường Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
– Bước 11:
– Xử lý viền trần Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *