Các bước thi công vách ngăn thạch cao đơn giản

Vách ngăn thạch cao giá rẻ, được đánh giá là giải pháp toàn diện phổ biến cho tường và vách hiện nay. không chỉ vậy mà còn rất nhiều ưu điểm mà hôm hay chúng ta sẽ thảo luận ở các mục dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về vách thạch cao là gì, cấu tạo và cách thi công như thế nào.

   
1. Ưu điểm
  • Ưu điểm của vách thạch cao gồm đặc tính nhẹ, vách ngăn thạch cao có tác dụng làm giảm tải trọng tải cho kết cấu công trình. Nó giúp giảm áp lực cho móng, tiết kiệm sắt chống và cột. Điều này giúp gia chủ giảm được một khoảng chi phí cho công trình của mình.
  • Bên cạnh đó, vách ngăn thạch cao dễ dàng trong việc lắp ghép, dễ tháo gỡ, thời gian thi công nhanh. Hơn nữa, nó có khả năng chống cháy tốt, cách nhiệt hiệu quả nên hạn chế tối đa các rủi ro. Điều này cùng giúp bạn giảm được chi phí điện máy lạnh và máy quạt vào mùa hè.
  • Vách thạch cao cũng có khả năng cách âm, tiêu âm khá tốt nên nó được một số nơi có tiếng ồn nhiều sử dụng như phòng karaoke, nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường,… Nhờ những tấm chức năng như tấm thạch cao chống ẩm, chống cháy, tiêu âm…
  • Mặt khác, vách ngăn thạch cao còn đa dạng về mẫu mã, bề mặt phẳng mịn tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình. Và nó cũng là loại vật liệu thân thiện với môi trường, không chứa các chất độc hại. Đồng thời, độ bền của nó cũng khá tương đối có thể lên tới 10 năm và giá thành cũng khá rẻ hơn so với các loại vật liệu xây dựng khác.
2. Nhược điểm
  • Vách ngăn thạch cao nếu bị thấm nước sẽ bị ố vàng, loang rộng ra gây mất thẩm mỹ cho công trình. Vậy nên nó chỉ nên được lắp ở những nơi không chịu tác động của nước và cũng không nên đặt gần nơi ẩm thấp.
  • Bên cạnh đó, vách ngăn thạch cao có kết cấu khá rỗng bên trong. Vậy nên khó có thể treo hoặc móc vật dụng gì khác lên vách bởi nó dễ đổ ngã. Nếu sử dụng trong thời gian dài vách thạch cao sẽ bị co lại, có những vết nứt. Vách ngăn thạch cao không có khả năng chịu lực tốt nên nếu có sự va đập mạnh rất dễ bị ngã và hỏng gây mất thẩm mỹ.

 Các bước thi công vách ngăn thạch cao.

Bước 1: Lắp thanh ngang TC66 hoặc TC76

– Trước tiên bạn cần xác định vị trí thanh để lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà. Có thể kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường. Lưu ý độ sai lệch của 2 thanh không quá 2mm, độ hở giữa thanh, sàn và trần không được vượt quá 5 mm. Đồng thời hãy cố định mỗi thanh bằng 4 vít mũ và khoảng cách giữa các vít tốt nhất là 500mm.

Bước 2: Lắp thanh đứng TC65 hoặc TC75

– Tiếp theo hãy lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng cách trần khoảng 6-10mm. Và khoảng cách giữa các thanh đứng là 600mm tùy theo bề rộng của từng tấm thạch cao. Sau đó, bạn hãy kiểm tra độ phẳng các thanh đứng, có thể dùng dây căng ngang và kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Đồng thời có thể cố định các thanh bằng vít mũ hoặc ri vê.

Bước 3: Lắp thanh liên kết ngang

– Bạn nên lắp các thanh kết ngang để khung vách ngăn ổn định hơn và khoảng cách giữa các thanh là 600mm. Lưu ý là sau khi thi công xong phần khung vách ngăn, nên chờ lắp đặt xong các hạng mục như điện, nước,…rồi mới lắp tấm thạch cao.

ớc 4: Lắp tấm thạch cao lên khung vách ngăn

– Tấm thạch cao được lắp từ trần trở xuống và thường cách sàn ít nhất 10mm để tránh ẩm. Mặt khác, vách thạch cao 1 lớp khi bắt lên khung khoảng cách vít theo cạnh biên của tấm là 200mm, phần chính giữa tấm là 300mm. Hãy đáng dấu lổ cần khoét trên vách. Còn với vách thạch cao 2 lớp bạn nên tận dụng các tấm lở để bắt cho lớp 1 và khoét lổ trên lớp 1. Lớp 2 bắt so le với lớp thứ nhất 1 bước khung 600mm, rồi sử dụng tấm vát cạnh. Nhớ đánh dấu vị lổ cần khoét trên lớp 2.
– Nếu vách được thiết kế có bông thủy tinh hoặc bông đá thì sau khi lắp 1 mặt, bạn dùng keo dán đinh ghim 8-12 đinh/m2 với bông thủy tinh còn với bông đá thì dán 4-6 đinh/m2. Và sau khi dán keo xong để khoảng từ 30-45 phút rồi mới được gắn bông. Trong trường hợp công trình có thiết kế thi công trần chìm và vách thì nên thi công trần trước rồi mới đến vách sau. Nếu vách ngăn có gắn bông thì nên thi công vách trước và trần sau.

Bước 5: Xử lý các mối ghép bằng băng lưới và bột trét

-Trường hợp nếu vách dài trên 10m thì cứ 5m bạn nên tạo thêm đường gioăng để tránh bị nứt, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Bước 6: Vệ sinh, nghiệm thu, bàn giao

– Khung vách nên được xử lý sạch hết bề mặt, trong quá trình lắp ráp khung vách ngăn bạn nên mang găng tay sạch. Tránh không để khung vách ngăn dưới đất để giảm thiểu tối đa việc phải vệ sinh cho chúng.

Dưới đây là hình ảnh Gia Huy thi công tại công trình

vách ngăn phòng
Mẫu vách ngăn thạch cao
Mẫu vách ngăn thạch cao

TRANG TRÍ NỘI THẤT GIA HUY



Website: https://trangtrinoithatgiahuy.com

Email: trangtrinoithatgiahuy92@gmail.com

Cơ sở 1: 518/9 Tân Phú 2,Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương

Cơ sở 2: 74 quốc lộ 1A. P Bình Hưng Hòa B. Q Bình Tân

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *